PHƯƠNG ÁN ĐẢM BẢO AN TOÀN TRƯỜNG HỌC

10/10/2017 11:56

PHƯƠNG ÁN ĐẢM BẢO AN TOÀN TRƯỜNG HỌC

PHƯƠNG ÁN ĐẢM BẢO AN NINH TRẬT TỰ; VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM; AN TOÀN PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH; AN TOÀN PHÒNG, CHỐNG CHÁY, NỔ; AN TOÀN PHÒNG, CHỐNG THẢM HỌA, THIÊN TAI; PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH; PHÒNG, CHỐNG CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC TRONG NHÀ TRƯỜNG

Với phương châm: Mỗi ngày đến trường là một ngày vui do đó nhà trường xác định phải tạo ra một môi trường thật sự an toàn đối với học sinh từ đó xây dựng các phương án bảo đảm an ninh trật tự ; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ ... thật chi tiết có tính khả thi cao.

1/ Phương án giả định nếu trường xảy ra cháy, nổ

– Khi có cháy ngay lập tức bảo vệ đánh trống, hoặc loa thông báo cháy, cắt ngay toàn bộ điện trong nhà trường, thống báo ngay với chính quyền địa phương, lực lượng công an phòng cháy chữa cháy PCCC(BGH).
– Sử dụng phương tiện sẵn có và huy động lực lượng tại chỗ để dập cháy như bình chữa cháy, hệ thống nước giếng khoan.
– Nắm rõ tình hình đám cháy để đưa ra các biện pháp chống cháy phù hợp.
– Giáo viên đang dạy dừng ngay việc dạy giữ vững tâm lí bình tĩnh cho học sinh để trật tự thoát nạn, tránh tình trạng hỗn loạn. Áp dụng ngay các biện pháp để tránh khói, khí độc( như dung ngay khăn hoặc ngay cả vạt áo nhúng nước che mũi).
– Học sinh khi nghe thấy có báo động cháy thì ngay lập tức sơ tán càng nhanh càng tốt. Không nên chần chừ, và dừng ngay mọi công việc đang làm, không mang theo tài sản, đồ dùng.
– Trường hợp không có lửa và khói tiến tới, hãy nhanh chóng thoát ra ngoài đồng thời đóng cửa lại nhưng tuyệt đối không khóa cửa.
– Trước khi mở cửa phòng để thoát ra ngoài cần phải kiểm tra nhiệt độ bằng cách huơ lòng bàn tay rồi mới sờ lên tay lên bề mặt cửa hoặc nắm tay cửa. Khi mở cửa nên tránh mặt và người sang một bên đề phòng lửa từ bên ngoài tạt vào. Trường hợp nhiệt độ quá cao tuyệt đối không được mở.
– Khi di chuyển trong phòng có nhiều khói, phải cúi khom người hoặc bò đi vì nồng độ ô xi ở phía dưới cao hơn.
– Khi không thể ra ngoài, đóng chặt chặt cửa lại. Nếu khói lùa vào qua khe hở dùng dẻ ướt, vải nhúng nước chặn lại. Để chóng nhiễm khói, hãy dùng khăn thấm nước che kín miệng, mũi để lọc khí độc khi thở hoặc dùng mặt nạn chống khói khi được trang bị. Lưu ý con người có nguy cơ chết vì khói, khí độc trước khi bị thiêu đốt.
– Mở của cửa sổ, gọi to, la hét, dùng quần áo màu sáng vẫy ra hiệu. Tuyệt đối không được nhảy nếu không có các lực lượng hỗ trợ phía dưới.
– Trường hợp ra ngoài được nhưng phải băng qua lửa, hãy làm ướt quần áo, dùng áo, quần, chăn bằng vật liệu cotton nhúng nước trùm lên đầu.
– Khi bị lạc, hãy nhanh chóng đi theo người khác để tìm lối thoát an toàn.
– Khi lượng người chạy thoát nạn quá đông dẫn tới hiện tượng giẫm đạp lên nhau hãy nằm bẹp xuống tránh bị xô ngã. Sau đó phải di chuyển thật nhanh để thoát ra khỏi đám cháy.
– Không được nấp, trốn trong hỏa hoạn bản năng tự nhiên.
– Nếu bị lửa làm cháy quần áo, phải ngừng di chuyển, che mặt lại nếu có thể, nằm xuống và lăn qua, lăn lại cho đến khi lửa được dập tắt.
– Khi thấy người bị ngạt, ngất, bỏng phải tổ chức sơ cấp cứu tại chỗ trước khi đưa người bị nạn đến các cơ sở y tế.
– Sau khi thoát khỏi lớp bị cháy, học sinh được tập kết đến nơi an toàn sau đó kiểm tra lại danh sách xem có ai bị kẹt trong đám cháy nữa không để tiếp tục có biện pháp xử lí.

2/ Phương án giả định khi học sinh bị ngộ độc thực phẩm:

- Chủ căn tin nhà trường thông báo ngay cho BGH và cô Vân Y tế.

- Nhà trường thông báo ngay với trung tâm y tế phường Long Phước hoặc trung tâm y tế thị xã phước Long để hỗ trợ.

* Nếu trung tâm chưa đến kịp Y tế nhà trường hoặc giáo viên(Nếu nhiều học sinh bị ngộ độc) thực hiện các biện pháp tạm thời như sau:

- Loại bỏ nhanh chóng hết các chất độc trong cơ thể bằng cách cho học sinh uống nước, tiếp theo là kích thích cơ học vào cổ họng bằng ngón tay chặn xuống lưỡi cho đến khi nôn được.

Lưu ý: Chỉ gây nôn khi học sinh còn tỉnh, khi nôn vị trí đầu nằm nghiêng, trường hợp cần thiết lưu giữ lại ít thứ đã nôn ra để xét nghiệm.

- Trong trường hợp không nôn được, cho học sinh uống than hoạt tính. Tác dụng của than hoạt tính là hút các chất độc ngăn  không cho chất độc thấm vào máu.

- Sau khi nôn hoặc đi ngoài nên cho bệnh nhân uống hết 1 lít nước pha với một gói orezol hoặc nếu không có sẵn gói orezol thì có thể pha 1/2 thìa cà phê muối cộng với 4 thìa cà phê đường trong 1 lít nước. 

- Trường hợp bị tiêu chảy không nên uống thuốc hãm lại, nên để bệnh nhân càng đi hết càng tốt.

- Đối với bệnh nhân ngộ độc nhẹ sau khi nôn và đi ngoài thải hết chất độc sẽ bình phục, không nên ăn thức ăn cứng sau đó, mà nên cho ăn cháo nhẹ.

- Đối với trường hợp sau khi sơ cứu chưa bình phục ngay và có hiện tượng tím tái, khó thở ….cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để rửa ruột và có những điều trị cần thiết.

- Nhân viên y tế ( Vân) thu thập mẫu phục vụ cho công tác tìm nguyên nhân.

3/ Phương án giả định khi trường bị giông, bão và lốc lớn:

BGH nắm tình hình mưa, bão  nếu gió và lốc lớn:

- Yêu cầu giáo viên, học sinh không được ra ngoài lớp học

- Không dùng các thiệt bị điện và điện thoại.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đóng tất cả cửa sổ, cửa chính.

- Không đứng gần cửa sổ, cửa kính và những khu vực ẩm ướt.

-Ở yên  trong lớp cho đến khi cơn giông qua khỏi.

4/ Phương án giả định nếu trường xảy bạo lực học đường:

Nếu phát hiện thì tập thể CB-GV-CNV xử lý như sau:

- Can thiệp ngay không cho học sinh, gây gỗ, đánh nhau báo ngay cho BGH trực chính ngày hôm đó.

- Nhân viên y tế đánh giá mức độ thương, tích( Nếu có)

- GBH, TPT cùng với GVCN xác minh nguyên nhân

- Yêu cầu HS tường trình, viết bảng kiểm điểm( HS vi phạm)

- Mời phụ huynh

- Căn cứ vào các văn bản hiện hành để xử lý học sinh.

Trên đây là một số phương án giả định khi trường xảy ra các trường hợp như trên được áp dụng từ năm học 2017-2018 cho đến khi có phương án thay thế. Đề nghị toàn thể CB-GV-CNV nhà trường tùy vào tình hình thực tế thực hiện./.

Nơi nhận:

- Các tổ CM, VP, CNV;

- Lưu VT./.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

Bạn đang đọc bài viết "PHƯƠNG ÁN ĐẢM BẢO AN TOÀN TRƯỜNG HỌC" tại chuyên mục Hoạt động nhà trường.